Tôi đã từng mất cân bằng và rơi vào stress…

Sự phát triển ngày một nhanh chóng của thế giới cuốn con người vào guồng quay liên tục của công việc và cuộc sống. Để bắt kịp, nhiều người phải cặm cụi lao động ngày đêm, bất kể là trên văn phòng hay lúc đã về nhà. Các cụm từ “deadline”, “overtime” trở nên quen thuộc. Trong guồng quay không ngừng nghỉ đó, nhiều người dần mất đi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Là một người vợ, người mẹ, đồng thời cũng có sự nghiệp riêng, tôi từng trải qua giai đoạn mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khi tập trung vào phát triển công việc, tôi khó lòng chu toàn cho mái ấm của mình. Tôi cũng nhìn thấy những người phụ nữ khác dần dà không giữ được sự trạng thái cân bằng cần thiết ấy.

Chuyện mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống của tôi

Chia sẻ qua một chút để bạn hiểu hơn về tôi. Tôi là một người vợ và là mẹ của 4 đứa con. Bên cạnh công việc nhà và chăm sóc con cái, tôi phấn đấu có sự nghiệp riêng để tự chủ về kinh tế.

Việc chăm sóc các con từ ăn uống đến đưa đón các con đi học đã chiếm một phần lớn quỹ thời gian trong ngày. Chưa kể tới những lúc con vào kì thi, lúc con đau ốm hay lúc các dự án mà tôi đảm nhận vào mùa. Những lúc ấy, 24 giờ thật sự không đủ để tôi có thể chu toàn cả việc nhà cửa, chăm sóc con cái mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Cộng thêm với việc phải duy trì nhiều mối quan hệ khác trong xã hội làm tôi thấy áp lực và mất cân bằng.

Sau những ngày loay hoay trong bộn bề của công việc và cuộc sống, tôi ngồi lại với chính mình để tìm ra nguyên nhân dẫn của sự mất cân bằng. Từ đó suy nghĩ các giải pháp phù hợp với điều kiện của bản thân.

Thay vì ôm đồm hết công việc từ việc nhà đến việc công ty, tôi phân chia công việc hợp lý cho những người khác. Tôi cùng chồng san sẻ việc nhà và chăm sóc con cái. Tôi dần quen với việc phân chia nhiệm vụ cho cấp dưới, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hiệu quả. Tùy vào mỗi giai đoạn, tôi sẽ linh động để tập trung vào công việc hay cuộc sống. Tôi cũng không còn quá tập trung phát triển sự nghiệp mà quên mất chăm lo cho bản thân và gia đình nữa. Nhờ vậy, tôi dần lấy lại được cảm giác cân bằng. Cuộc sống cá nhân và công việc cũng ổn định hơn.

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nhiều chị em mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống bởi các nguyên nhân khác nhau. Để có được giải pháp thích hợp, mỗi người cần tìm ra nguyên nhân ấy trước. Sau đó mới là tìm hướng khắc phục.
Nguyên nhẫn dẫn đến sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Phụ nữ rất dễ rơi gặp tình trạng mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn cho việc này. Một số nguyên nhiên điển hình như: chưa biết cách quản lý thời gian hiệu quả, sắp xếp và phân bổ thời gian không phù hợp (tập trung phát triển sự nghiệp mà quên mất bản thân và gia đình cũng cần được chăm lo hay ngược lại), gặp nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệ, chưa xác định rõ ràng mục tiêu của bản thân, thiếu quyết đoán, chưa biết cách san sẻ công việc với người khác, …

Việc tìm ra lý do mất cân bằng là bước quan trọng để chúng ta tìm và áp dụng giải pháp thích hợp với trường hợp của bản thân. Từ đó lấy lại sự cân bằng giữa cuộc sống với công việc.

Kỹ năng cần thiết giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Để có thể duy trì được trạng thái cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chúng ta cần có một số kỹ năng cần thiết. Dưới đây là những điều tôi học hỏi và đúc rút ra được từ trường hợp của mình. Bạn có thể tham khảo.

Quản lý thời gian khoa học

Có thể nói, quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần có. Nó giúp chúng ta thực hiện công việc đúng tiến độ và hiệu quả. Chúng ta có thể ghi chép lại các đầu việc cần làm mỗi ngày để tránh sót việc. Đồng thời đặt thứ tự ưu tiên cho các công việc quan trọng cần hoàn thành trước. Từ tính chất công việc và mức độ ưu tiên đó, chúng ta có thể phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi đầu việc.

Chia sẻ công việc với người khác

Bạn có phải là người có tính cầu toàn, thường không an tâm chia sẻ công việc với người khác vì sợ họ làm không đạt kết quả như ý? Đó chính là lý do khiến bạn luôn thấy thiếu thời gian để làm hết mọi việc, dẫn đến những căng thẳng và áp lực tinh thần.

Thay vì một mình làm tất cả, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của người thân, đồng nghiệp để cùng hoàn thành các công việc. Như vậy, gánh nặng của bạn sẽ giảm bớt, bạn cũng bớt căng thẳng, áp lực. Hiệu suất công việc cũng cao hơn và kết quả tốt hơn.
Hạn chế mang công việc về nhà

Nên hạn chế tăng ca quá nhiều và đem công việc về nhà nếu điều đó không thật sự cần thiết. Việc này sẽ chiếm thời gian bạn dành cho gia đình. Những áp lực từ công việc đôi khi cũng ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình, dẫn đến các mâu thuẫn không đáng có. Đồng thời, làm việc quá nhiều cũng khiến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn bị suy nhược.

Cần xác định giới hạn của bản thân và từ chối những việc không thuộc trách nhiệm của mình. Không nên đa nhiệm và ôm đồm nhiều việc vượt quá sức và quỹ thời gian.

Ăn uống và nghỉ ngơi khoa học

Bạn hãy cố gắng hạn chế việc bỏ bữa, duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Hay dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý ngay cả khi bạn ở trên công ty, không nên quay cuồng làm việc suốt 8 tiếng mỗi ngày. Bạn cũng đừng quên tận dụng giờ nghỉ trưa để ăn uống và thư giãn đầu óc. Khi về nhà, bạn nên dành ra một khoảng thời gian riêng để nghỉ ngơi. Có vậy, bạn mới có thể lấy lại năng lượng sau những giờ căng thẳng vì xử lý các công việc.

Nâng cao hiệu suất công việc, giảm giờ làm

Thay vì làm việc chăm chỉ ngày đêm, bạn cần tìm những cách làm việc thông minh. Bạn có thể tận dụng tốt các kỹ năng chuyên môn để nâng cao hiệu quả công việc. Xác lập thứ tự ưu tiên và thời gian để hoàn thành mỗi phần việc rồi tuân thủ thời gian biểu đó cũng là phương pháp hiệu quả. Nó giúp bạn loại bỏ các hoạt động tốn thời gian không cần thiết, không mang lại kết quả tốt.

Cân bằng cuộc sống không phải việc dễ nhưng vẫn có thể đạt được. Tôi hi vọng các kỹ năng đã chia sẻ sẽ phần nào giúp ích cho bạn. Sự nghiệp vững chắc được xây dựng trên nền tảng cuộc sống ổn định. Vậy nên bên cạnh công việc, đừng quên chăm lo cho bản thân và gia đình, bạn nhé!

Bài viết liên quan